ĐH Quốc gia
Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) được thành lập ngày 27 tháng 01 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học lại thành 8 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 02 năm 1996.
Năm 2001, ĐHQG-HCM được tổ chức lại theo Quyết định số 15/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. ĐHQG-HCM cũng như ĐHQG Hà Nội có Quy chế tổ chức và hoạt động riêng. Theo đó, ĐHQG-HCM là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nồng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Hiện nay, ĐHQG-HCM gồm 06 trường đại học thành viên, 01 Viện nghiên cứu, 01 Khoa trực thuộc và một số trung tâm nghiên cứu và dịch vụ: Trường Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn, Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin, Trường đại học Kinh tế – Luật, Viện Môi trường – Tài nguyên, Khoa Y, Khu Công nghệ phần mềm, Thư viện Trung tâm, Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Trung tâm Quản lý Ký túc xá, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo, Trung tâm Lý luận Chính trị, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Dịch vụ và xúc tiến đầu tư, Trung tâm Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, Trường Phổ Thông Năng Khiếu thuộc ĐHQG-HCM chịu trách nhiệm đào tạo học sinh năng khiếu thuộc các ngành Toán, Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Văn học, Tiếng Anh.
Cơ quan hành chính của ĐHQG-HCM đặt tại phường Linh Trung – Thủ Đức. Hiện ĐHQG-HCM đang được xây dựng trên diện tích 643,7 hecta tại khu quy hoạch Thủ Đức – Dĩ An theo mô hình một đô thị khoa học hiện đại.
Quy mô đào tạo chính quy (bao gồm đại học và sau đại học) của ĐHQG-HCM là 49.714 với 74 ngành đào tạo bậc đại học, 89 ngành đào tạo Thạc sĩ và 91 ngành đào tạo Tiến sĩ thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn và khoa học kinh tế.
Về đội ngũ, ĐHQG-HCM có tổng cộng 4.302 cán bộ – công chức bao gồm 2.403 cán bộ giảng dạy (1.899 người có trình độ sau đại học với 640 tiến sỹ và 1.259 thạc sỹ, 169 người có chức danh GS-PGS).
ĐHQG-HCM không ngừng nghiên cứu cải tiến nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đầu tư xây dựng đội ngũ, phát triển cơ sở vật chất nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm được Đảng và Nhà nước giao phó.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIĐại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
1. Cơ chế quản lý
ĐHQGHN có cơ cấu tổ chức đặc biệt gồm 3 cấp quản lý hành chính:
– ĐHQGHN là đầu mối được giao các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước hàng năm, có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình quốc huy.
– Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên, các khoa, trung tâm nghiên cứu, đơn vị trực thuộc ĐHQGHN là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu và tài khoản riêng.
– Các khoa, phòng nghiên cứu thuộc trường đại học, viện nghiên cứu.
ĐHQGHN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng chính phủ. Các trường đại học và các viện nghiên cứu thuộc ĐHQGHN là các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học có tư cách pháp nhân và quyền tự chủ như các trường đại học, viện nghiên cứu khác được quy định trong Luật Giáo dục và Luật Khoa học- Công nghệ. Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng và các phó Giám đốc ĐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
2. Các đơn vị đào tạo, nghiên cứu, phục vụ trực thuộc
Cơ cấu hiện nay của ĐHQGHN bao gồm các trường đại học thành viên (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Công nghệ, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Giáo dục), các viện nghiên cứu khoa học thành viên (Viện Công nghệ thông tin, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển), các khoa trực thuộc (Khoa Luật, Khoa Quốc tế, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Sau đại học), các trung tâm nghiên cứu, đào tạo trực thuộc (Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Trung tâm Nghiên cứu về phụ nữ, Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục, Trung tâm Phát triển hệ thống, Trung tâm nghiên cứu Biển và đảo, Trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao, Trung tâm Nghiên cứu đô thị) và một số đơn vị phục vụ (Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trung tâm Thông tin thư viện, Nhà xuất bản, Nhà in, Tạp chí Khoa học, Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu châu Á, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và phát triển đô thị đại học, Trung tâm Truyền thông và quan hệ công chúng, Ban Quản lý và Phát triển dự án, Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin, Văn phòng hợp tác Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Kyoto (VKCO)).
3. Đội ngũ cán bộ và sinh viên
Theo số liệu thống kê, tính đến 30/6/2010, ĐHQGHN vẫn giữ được quy mô và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học. Trong tổng số 3.426 cán bộ, viên chức của ĐHQGHN có 1.858 giảng viên, với có 41 GS, 254 PGS, 687 TSKH và TS, 899 thạc sỹ. Ở ĐHQGHN, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học đạt 36,9%, tỷ lệ giảng viên có học hàm GS, PGS đạt 15,9% (Bảng 4), trong đó có nhiều nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn có uy tín lớn ở trong và ngoài nước về các ngành, chuyên ngành khác nhau thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, công nghệ, kinh tế, luật, giáo dục… Đội ngũ cán bộ khoa học của ĐHQGHN đông đảo và mạnh nhất trong hệ thống các trường đại học của cả nước. Trường ĐHKHTN có 123 GS và PGS, 221 TSKH và TS trong tổng số 396 CBGD cơ hữu, tiếp đến là trường ĐHKHXH&NV với các số liệu tương ứng là 72 và 134 (Bảng 3). Trong thời gian qua, ĐHQGHN đã tích cực đào tạo, bồi dưỡng, thu hút các nhà khoa học có học vị TS trở lên về công tác tại ĐHQGHN. Trong 3 năm 2006-2008, ĐHQGHN đã tuyển dụng và thu hút được 253 giảng viên về làm việc (trong đó phần lớn có trình độ Th.S trở lên). Số lượng cán bộ khoa học của ĐHQGHN tăng khá mạnh theo thời gian từ 1.339 (năm 2000 sau khi ĐHSPHN tách ra) lên 1.995 (năm 2010). Bên cạnh đó, ĐHQGHN còn thu hút khoảng 300 GS, PGS của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong cả nước và hàng trăm nhà khoa học có uy tín của thế giới, trong đó có một số người đạt giải Nobel và các giải thưởng lớn có uy tín khác cùng tham gia đào tạo, NCKH.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ ĐHQGHN lần thứ III năm 2005 đã đặt ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sỹ trở lên đạt 60%. Hiện nay, tỷ lệ đó ở một số đơn vị đã gần đạt chỉ tiêu này: Khoa Luật (58,8%), Trường ĐHKHTN (55,8%), Trường ĐHCN (53,2%). Ở các đơn vị nói trên, tỷ lệ giảng viên có trình độ đại học chỉ còn xấp xỉ 10%, nhưng đều đang được tạo nguồn để đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ.
Đội ngũ cán bộ của ĐHQGHN (Tính đến 30/6/2010)
STT | Đơn vị | Tổng số | Tổng số | Trong đó | Học hàm | Trình độ | |||||
Cán bộ cơ hữu | LĐ HĐ các loại | CBGD | CBQL | CBHC | GS | PGS | TSKH, TS | ThS | |||
1 | Cơ quan ĐHQGHN | 111 | 82 | 29 | 19 | 33 | 49 | 4 | 9 | 24 | 24 |
2 | Trường ĐHKHTN | 674 | 486 | 188 | 396 | 150 | 54 | 14 | 109 | 221 | 146 |
3 | Trường ĐHKHXH&NV | 486 | 446 | 40 | 349 | 161 | 91 | 5 | 67 | 134 | 173 |
4 | Trường Đại học Ngoại ngữ | 759 | 527 | 232 | 621 | 118 | 77 | 4 | 18 | 69 | 282 |
5 | Trường Đại học Công nghệ | 256 | 179 | 77 | 171 | 45 | 32 | 2 | 18 | 91 | 57 |
6 | Trường Đại học Kinh tế | 184 | 92 | 92 | 81 | 45 | 11 | 0 | 11 | 37 | 45 |
7 | Trường Đại học Giáo dục | 68 | 53 | 15 | 37 | 20 | 17 | 2 | 6 | 23 | 18 |
8 | Viện Công nghệ Thông tin | 26 | 19 | 7 | 2 | 3 | 8 | 1 | 1 | 6 | 5 |
9 | Viện VN học và KHPT | 11 | 10 | 1 | 7 | 4 | 4 | 2 | 0 | 2 | 6 |
10 | Viện Vi sinh vật và CNSH | 37 | 23 | 14 | 1 | 3 | 2 | 0 | 0 | 6 | 5 |
11 | Viện Đảm bảo CL Giáo dục | 15 | 12 | 3 | 3 | 5 | 6 | 0 | 1 | 4 | 3 |
12 | Khoa Luật | 77 | 40 | 37 | 34 | 18 | 7 | 5 | 3 | 20 | 14 |
13 | Khoa Sau đại học | 23 | 21 | 2 | 8 | 10 | 9 | 2 | 1 | 8 | 8 |
14 | Khoa Quốc tế | 77 | 31 | 46 | 48 | 11 | 9 | 0 | 3 | 9 | 14 |
15 | Khoa Quản trị Kinh doanh | 74 | 23 | 51 | 11 | 20 | 43 | 0 | 1 | 5 | 13 |
16 | Trung tâm ĐT-BD GV LLCT | 30 | 24 | 6 | 20 | 9 | 3 | 0 | 3 | 6 | 15 |
17 | Trung tâm Giáo dục QP-AN | 7 | 6 | 1 | 2 | 2 | 4 | 0 | 0 | 0 | 2 |
18 | Trung tâm Giáo dục TC&TT | 35 | 34 | 1 | 32 | 7 | 2 | 0 | 0 | 2 | 18 |
19 | Trung tâm Hỗ trợ sinh viên | 78 | 64 | 14 | 4 | 14 | 50 | 0 | 0 | 0 | 4 |
20 | Trung tâm Thông tin Thư viện | 89 | 89 | 0 | 1 | 20 | 69 | 0 | 0 | 1 | 10 |
21 | Trung tâm Phát triển hệ thống | 22 | 14 | 8 | 3 | 2 | 10 | 0 | 0 | 2 | 8 |
22 | Trung tâm HTĐT và PTĐTĐH | 16 | 8 | 8 | 0 | 3 | 5 | 0 | 0 | 0 | 0 |
23 | Trung tâm Nghiên cứu TN&MT | 36 | 35 | 1 | 1 | 7 | 2 | 0 | 0 | 10 | 13 |
24 | Trung tâm Nghiên cứu về phụ nữ | 8 | 8 | 0 | 1 | 1 | 2 | 0 | 0 | 0 | 4 |
25 | Trung tâm Hỗ trợ NC Châu Á | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 4 | 0 | 0 | 0 | 1 |
26 | Trung tâm Công nghệ ĐT&HTVL | 122 | 2 | 120 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 1 |
27 | Trung tâm Truyền thông và QHCC | 14 | 7 | 7 | 1 | 2 | 5 | 0 | 0 | 1 | 0 |
28 | Tạp chí Khoa học | 4 | 4 | 0 | 0 | 0 | 4 | 0 | 0 | 0 | 0 |
29 | Nhà Xuất bản ĐHQGHN | 27 | 26 | 1 | 2 | 8 | 18 | 0 | 2 | 3 | 4 |
30 | Nhà In ĐHQGHN | 27 | 26 | 1 | 0 | 1 | 25 | 0 | 0 | 0 | 1 |
31 | Trung tâm NC Biển và đảo | 16 | 2 | 14 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 |
32 | Trung tâm QTNCBĐ toàn cầu | 10 | 1 | 9 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 3 |
33 | Ban Quản lý và Phát triển Dự án | 3 | 3 | 0 | 1 | 1 | 2 | 0 | 1 | 1 | 0 |
Cộng | 3426 | 2399 | 1025 | 1858 | 724 | 623 | 41 | 254 | 687 | 899 | |
Ghi chú: Chưa tính các đơn vị mới thành lập: Trung tâm Nghiên cứu Đô thị, Trung tâm Ứng dụng CNTT, Khoa Y Dược, Văn phòng hợp tác ĐHQGHN và ĐH Kyoto, Quỹ Khoa học – Công nghệ. |
Nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược con người, ĐHQGHN đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm phát triển đội ngũ cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn 1993 – 2008, ĐHQGHN đã cử đi đào tạo 364 NCS, 518 học viên cao học và số cán bộ đã hoàn thành học vị là 221 tiến sĩ, 489 thạc sĩ. Số lượng cán bộ được cử đi đào tạo sau đại học năm 2008 (139 người) gấp hơn 2 lần so với năm 2000 (58 người) và gấp 4 lần so với năm 1993 (32 người, Bảng 5).
Bảng 5: Số lượng cán bộ được cử đi đào tạo giai đoạn 1993 – 2008
Năm/ Loại hình | 1993 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 |
TS | 19 | 26 | 39 | 26 | 32 | 44 | 39 | 43 | 41 | 55 |
ThS | 13 | 32 | 51 | 63 | 55 | 58 | 66 | 41 | 55 | 84 |
Bảng 6: Số lượng cán bộ đã hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học
giai đoạn 1993 – 2008
Năm/Loại hình | 1993 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 |
TS | 12 | 19 | 18 | 13 | 14 | 33 | 10 | 23 | 37 | 42 |
ThS | 7 | 42 | 33 | 34 | 20 | 84 | 38 | 57 | 93 | 81 |
Số lượng cán bộ tham gia đào tạo sau đại học đã bảo vệ thành công luận văn, luận án và nhận học vị tiến sĩ, thạc sĩ liên tục tăng, từ 19 người (năm 1993) lên đến 61 người (năm 2000) và đạt 123 người (năm 2008, Bảng 6).
Bên cạnh các chương trình dài hạn, ĐHQGHN đã cử 12.154 lượt cán bộ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng trong nước về tất cả các nội dung: lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… và 4.548 lượt cán bộ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài (Bảng 7).
Bảng 7: Thống kê công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2000 – 2008
Năm | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 |
Đào tạo bồidưỡng trong nước | 1.146 | 1.060 | 843 | 935 | 1.122 | 957 | 2.146 | 788 | 1.157 | 1.975 |
Đào tạo bồidưỡng nước ngoài | 454 | 420 | 334 | 370 | 444 | 379 | 389 | 507 | 458 | 793 |
4. Đào tạo
ĐHQGHN có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài khoa học, công nghệ cho đất nước. Cùng với các chương trình đào tạo chuẩn (chất lượng quốc gia) áp dụng đối với hệ đào tạo chính quy thông thường, ĐHQGHN ưu tiên đầu tư các nguồn lực để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực tài năng đối với một bộ phận sinh viên giỏi, hợp tác với các trường đại học có uy tín trên thế giới thực hiện đào tạo liên kết theo chương trình và tiêu chuẩn chất lượng của trường đại học đối tác nước ngoài.
Tình hình tuyển sinh đại học trong giai đoạn 2001 – 2010
TT | Năm tuyển sinh | Đại học chính quy | Đại học không chính qui | ||
Chỉ tiêu | Thực hiện | Chỉ tiêu | Thực hiện | ||
1 | 1996 | 5000 | |||
2 | 2000 | 4997 | |||
3 | 2001 | 4 220 | 4 255 | 5150 | 5.200 |
4 | 2002 | 4 438 | 4.280 | 5660 | 5.760 |
5 | 2003 | 4.510 | 4.584 | 5.500 | 5.497 |
6 | 2004 | 4.925 | 4 769 | 5.500 | 3.000 |
7 | 2005 | 5 035 | 4 850 | 6 500 | 5 420 |
8 | 2006 | 5.270 | 4 913 | 5.500 | 5 158 |
9 | 2007 | 5.180 | 5 026 | 4.410 | 4 361 |
10 | 2008 | 5.580 | 4.928 | 5.000 | 4.622 |
11 | 2009 | 5.710 | 5.559 | 4.000 | 3.592 |
12 | 2010 | 5.500 | 4.225* | 3.930 | – |
* Số thực hiện năm 2010 chưa bao gồm kết quả xét tuyển nguyện vọng 2.
5. Nghiên cứu khoa học
Kết hợp chặt chẽ đào tạo, phát huy thế mạnh đa ngành, liên ngành và tiềm lực khoa học cơ bản, ĐHQGHN phát triển NCKH theo những hướng ưu tiên: Nghiên cứu cơ bản có định hướng, chọn lọc và nghiên cứu ứng dụng trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; nghiên cứu chuyển giao các công nghệ cao, công nghệ nguồn dựa trên các thành tựu nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu đổi mới giáo dục đại học; điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch lãnh thổ, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững,….
6. Hợp tác quốc tế
ĐHQGHN là đầu mối giao lưu văn hoá và hợp tác quốc tế lớn của đất nước, tích cực hội nhập và tham gia vào cơ cấu lãnh đạo, thành viên của nhiều mạng lưới, hiệp hội đại học khu vực, quốc tế. ĐHQGHN đã thiết lập quan hệ trao đổi, hợp tác với hơn 100 trường đại học và các tổ chức khoa học giáo dục nước ngoài và thực hiện nhiều dự án hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và tăng cường tiềm lực KH-CN.
7. Khen thưởng
Các đơn vị, tập thể, cá nhân trong ĐHQGHN đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý
– ĐHQGHN đã vinh dự đón nhận Huân chương Sao vàng năm 2006
– 1 trường đại học được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh
– 2 trường đại học được tặng thưởng Huân chương Độc lập
– 2 tập thể được phong danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới
– 14 nhà khoa học được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 10 nhà khoa học được tặng Giải thưởng Nhà nước.
– 24 nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, 100 nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo Ưu tú
– Hàng trăm tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Ngoài ra, nhiều học sinh hệ THPT chuyên đoạt giải thưởng trong các cuộc thi Olympic Quốc tế (31 huy chương vàng, 48 huy chương bạc, 53